Lễ Noel - Giáng Sinh gắn liền với biểu tương của Ông già Noel, của cây thông Noel và chắc hản không ai còn xa lạ với hình chiếc chiếc xe kéo và con tuần lộc.
Vậy cùng Lichvansu tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của những hình ảnh biểu trưng này nhé.
1. Nguồn gốc về ông già Noel
Theo tu vi nam 2016 thì cái tên Ông già Noel hay ông già tuyết, ông già giáng sinh đã gắn liền với lễ Giáng Sinh. Một hình ảnh tiêu biểu của ông già Noel là một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, có thắt lưng da màu đen. và đội chiếc mũ tam giác dài màu đỏ ( mà giờ người ta gọi là mũ noel ) và có chòm râu dài trắng muốt. Ông có bộ mặt hóm hỉnh và tiếng cười "hô hô". Truyền thuyết thì, ông già Noel sống ở Bắc cực cùng với người lùn, ông dành phần lớn thời gian của mình để chuẩn bị những món quà cho trẻ em. Vào mỗi Giáng sinh, ông đều nhận được thư của rất nhiều trẻ em trên thế giới gửi đến. Và vào mỗi đêm Giáng sinh, ông lại bắt đầu hành trình của mình cùng với 9 chú tuần lộc, đi khắp mọi nơi phát quà Giáng sinh cho các em nhỏ. Ông thường đi vào nhà qua ống khói và quả tặng được đặt trong những chiếc tất.
2. Biểu tượng chiếc xe tuần lộc
Lich van nien 2016 cho biết truyền thuyết xưa thì ban đầu, cỗ xe bay của ông già Noel gồm 8 chú tuần lộc, nhưng vào 1 đêm Giáng sinh, Ông già Noel gặp khó khăn trong việc tặng quà cho các em nhỏ bởi bầu trời giá rét đầy sương mù. May sao khi đó ông phát hiện ra Rudolph – một chú tuần lộc có chiếc mũi đỏ phát sáng. Vậy là ông già Noel cho Rudolph dẫn đầu đoàn xe kéo của mình. Chính nhờ chiếc mũi đỏ của chú tuần lộc này phát sáng đã giúp ông già noel (Santa Claus) hoàn thành nhiệm vụ vào đêm Noel. Và cũng kể tủ đó, đoàn xe tuần lộc của ông già Noel có 9 thành viên.
Đặc biệt, theo văn hóa dân gian thì chiếc sừng của tuần lộc có khả năng bắt, thu nhận tất cả những giấc mơ, nguyện vọng của trẻ em trên toàn thế giới, đó cũng chính là lý do mà Ông già Noel quyết định chọn loài sinh vật này làm phương tiện di chuyển của mình.
3. Nguồn gốc ý nghĩa cây thông Noel
Qua 12 chom sao thì cây thông Noel có nguồn gốc từ nước Ðức từ thế kỷ 16. Đây là loại cây mà dù phải sống trong khí hậu khắc nghiệt mưa tuyết vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh vĩnh cửu của mình. Dần dần hình ảnh của loài cây này xuất hiện thường xuyên hơn, nó được coi là trung tâm của lễ hội. Nơi mà mọi người sẽ cùng nắm tay nhảy múa xung quanh cây thông được trang trí công phu cả bên trong lẫn bên ngoài bằng hoa hồng, táo và giấy màu.
Ngày nay, cứ gần tới dịp Noelgần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa… Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.
4. Ngôi sao Giáng sinh
Ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rưc rỡ đủ màu sắc trong mùa Giáng sinh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía,có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran va Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, 3 vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các vật phẩm trầm hương và vàng bạc châu báu.
Từ đó ngôi sao trở thành biểu tượng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.
ngoi sao giang sinh
5. Quà tặng trong những chiếc bít tất
Tương truyền rằng, ở một ngôi nhà nọ có 3 cô gái đã đến tuổi lấy chồng nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng ban tặng cho các cô thông qua ống khói trong nhà.Vô tình những đồng tiền vàng này lại rơi đúng vào những đôi bít tết mà các cô hong trên lò sưởi. Các cô gái đã vô cùng vui sướng.
Câu chuyện thần kỳ ấy được lan truyền đi khắp nơi, và mọi người đều mong muốn mình sẽ là người may mắn tiếp theo sau 3 cô gái ấy. Chính vì vậy họ thường treo bít tất bên lò sưởi với hy vọng mình sẽ nhận được những món quà may mắn ý nghĩa đặc biệt trong đêm giáng sinh.
6. Tiếng Chuông Thánh Đường:
Trong vài nền văn hóa Á Châu, tiếng chuông được dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay một sự kiện buồn não vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này được truyền đến cho những quốc gia Tây phương để rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước Tây Ban Nha, các chuông nhà thờ ngân vang vào lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời. Và vào lễ Giáng Sinh tại thời khắc 12h đêm 24/12 Những hổi chuông ngân vang báo hiệu tin vui, phước lành cho thời khắc đầu tiên của năm mới.
Nhiều năm trở lại đây dù phần nhiều người dân Việt Nam không theo đạo Thiên Chúa nhưng cứ đến dịp Noel là khắp nơi lại rộn ràng lỗng lẫy trang hoàng cây thông sao cho lung linh đẹp đẽ nhất với mong muốn sẽ thật dồi dào, phúc lộc trong năm mới.
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét